Bộ Nhận Diện Văn Phòng Gồm Những Gì? Chi Tiết Kích Thước Từng Hạng Mục

Ngày đăng: 16/03/2022

Rate this post

Bộ nhận diện văn phòng gồm những gì? Câu hỏi này có lẽ là vấn đề được khá nhiều người quan tâm, nhất là những chủ doanh nghiệp.

Với ý nghĩa quan trọng giúp tạo dựng sự đồng bộ cho công ty, nâng cao tính chuyên nghiệp, quảng bá thương hiệu, tạo sự tín nhiệm với khách hàng. Không những vậy, bộ nhận diện thương hiệu văn phòng còn là cách để tạo sự khác biệt với đối thủ và phục vụ cho các mục đích truyền thông hiệu quả. Tìm hiểu về những hạng mục có trong bộ nhận diện văn phòng cùng kích thước tiêu chuẩn của chúng là điều cần thiết cho cả doanh nghiệp và những designer không chuyên.

nalica brand2

Dự án bộ nhận diện thương hiệu nalica

BỘ NHẬN DIỆN VĂN PHÒNG GỒM NHỮNG GÌ?

Bộ nhận diện văn phòng hay còn được biết đến với tên gọi bộ nhận diện thương hiệu văn phòng, chính là công cụ để thể hiện sự chuyên nghiệp, sáng tạo và ghi lại hình ảnh của doanh nghiệp dựa trên các yếu tố khác nhau nhằm tăng độ tin cậy, khiến khách hàng có niềm tin, sự tín nhiệm với công ty.

Một bộ nhận diện văn phòng chuyên nghiệp bao gồm tất cả những ấn phẩm văn phòng (Stationery) cần thiết để nội bộ công ty có thể sử dụng hoặc cung cấp đính kèm theo sản phẩm đến tay khách hàng.

Bộ nhận diện văn phòng gồm những gì? Có thể là những hạng mục cơ bản (đối với công ty có quy mô nhỏ) hay ở nhiều công ty (quy mô lớn), bộ nhận diện văn phòng còn bao gồm nhiều hạng mục đầy đủ hơn.

Bộ nhận diện văn phòng cơ bản:

  • Name card
  • Phong bì thư (to, nhỏ)
  • Tiêu đề thư

Bộ nhận diện văn phòng đầy đủ sẽ được bổ sung thêm hạng mục:

  • Hóa đơn (phiếu chi)
  • Thẻ nhân viên
  • Giấy mời
  • Thiệp chúc mừng
  • Bìa đĩa, nhãn đĩa CD, DVD, template PowerPoint,…
  • Đồng phục nhân viên (sơ mi, quần tây, Chân váy, Áo dài (lễ tân)Comple/veston (mùa đông)
  • Hồ sơ lưu
  • Bìa báo cáo
  • Mẫu sổ công tác
  • Chữ ký email…

Một số bộ nhận diện văn phòng đẹp của iLogo:

sleader1

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu Sleader

truestay8

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu TrueStay

bvbd2

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu Bệnh viện bưu điện

hanoi tland2 1

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu Hanoi Tland

sgo brand17

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu SGO Group

 

MỘT SỐ KÍCH THƯỚC BỘ NHẬN DIỆN VĂN PHÒNG CHUẨN

Bên cạnh câu hỏi bộ nhận diện văn phòng gồm những gì thì câu hỏi về kích thước chuẩn của bộ nhận diện văn phòng cũng được nhiều người quan tâm.

Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu văn phòng ở mỗi công ty sẽ khác nhau. Chính vì vậy khi thiết kế thì kích thước bộ nhận diện văn phòng cũng sẽ được làm theo yêu cầu của mỗi công ty. Tuy nhiên về cơ bản, kích thước chuẩn của những sản phẩm trong bộ nhận diện văn phòng thường được quy chuẩn như sau:

1. Name card

bv cuba brand2

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – CuBa

Kích thước thiết kế Name card hay Card Visit sẽ có 2 loại chính:

  • Loại 1: Kích thước khổ 55x90mm, hoặc 255×155 pixel. Kích thước này thường được dung để thiết kế card visit ngang.
  • Loại 2: Kích thước khổ 55x90mm, hoặc 255×140 pixel. Kích thước này được sử dụng để thiết kế card visit đứng.

2. Phong thư, bì thư:

bv cuba brand4

Dự án Thiết kế nhận diện thương hiệu Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – CuBa

  • Phong thư, bì thư lớn khổ A4 có kích thước 25×34 cm, khổ A6 có kích thước 12×22 cm
  • Tiêu đề thư  thiết kế theo khổ A4

3. Kích thước thiết kế các ấn phẩm văn phòng nội bộ

  • Kẹp file tài liệu: Khổ A4
  • Thẻ nhân viên: chiều cao 86mm, chiều rộng 54mm
  • Bìa trình ký kích thước khổ A4
  • Giấy giới thiệu kích thước khổ A5
  • Thiết kế lịch treo tường kích thước thường sẽ là 40x60cm
  • Lịch bàn: kích thước thông thường là 16×22 cm, 13 trang

THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN VĂN PHÒNG CẦN CHÚ Ý NHỮNG GÌ?

Mang một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, vậy nên những hạng mục có trong bộ nhận diện thương hiệu đều được đặc biệt quan tâm dù ở những chi tiết nhỏ nhất!

Một số nội dung đặc biệt cần chú ý:

Font chữ: Khi thiết kế nên để cùng một Font chữ trên tất cả những ấn phẩm văn phòng. Font chữ thiết kế nên chọn loại font dễ đọc, dễ nhìn. Tránh chọn font rối mắt, khiến khách hàng khó theo dõi  thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải.

Màu sắc: Cũng tương tự như Font chữ, tất cả màu của chữ ở trên các ấn phẩm văn phòng và màu sắc chủ đạo, màu nền của các ấn phẩm nên để giống nhau. Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện văn phòng là tính đồng bộ, vì thế khi thiết kế cần tránh việc sử dụng màu sắc không đồng nhất hoặc sử dụng quá nhiều màu sắc gây rối.

Hình ảnh: thường thì trên các ấn phẩm chỉ sử dụng hình ảnh đó là hình ảnh của Logo.

Bố cục: Các ấn phẩm văn phòng thông thường đều có những nội dung như tên công ty, địa chỉ, hotline,… nên khi thiết kế cần sắp xếp thứ tự những thông tin này và vị trí của logo cho hợp lý.

Nền và các họa tiết: có thể sử dụng hình ảnh Logo hoặc tên của doanh nghiệp in chìm dưới các ấn phẩm. Tuy nhiên họa tiết sử dụng nên chọn loại đơn giản, nhằm làm nổi bật phần thông tin cơ bản cần truyền tải.

Kích thước: như đã nói kích thước bộ nhận diện văn phòng sẽ khác nhau tùy theo sản phẩm và yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy vậy để sản phẩm đẹp, thể hiện được sự chuyên nghiệp cho công ty thì kích thước này cần hài hòa, hợp lý, hợp với bố cục thông tin và logo.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu văn phòng. Hy vọng qua đây, bạn đọc có thể nắm rõ được bộ nhận diện văn phòng gồm những gì, kích thước chuẩn là bao nhiêu.

Quý công ty đang có nhu cầu muốn thiết kế thương hiệu – Hãy liên hệ ngay để được tư vấn trực tiếp bởi nhân viên chuyên trách.

iLogo là địa chỉ uy tín chuyên tư vấn các giải pháp thương hiệu. Với kinh nghiệm thực hiện 6000+ dự án, 3000+ khách hàng tin tưởng,  chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline 0965.836.899 nếu anh/ chị để được tư vấn cụ thể.

Chia sẻ:
Marketing Strategy & Research Expert : Công Phạm

Marketing Strategy & Research Expert

Công Phạm

Co - Founder & CEO của iMedia.vn - Hệ sinh thái truyền thông thương hiệu và chuyển đổi số. Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu và truyền thông với 15 năm kinh nghiệm điều hành và phát triển doanh nghiệp.