Xây dựng chiến lược Digital Marketing sao cho hiệu quả?
Ngày đăng: 24/11/2022
5/5 - (3 bình chọn)
Chiến lược Digital Marketing rất cần thiết trong thời đại hiện nay để doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài. Cùng IBRAND tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé.
Chiến lược Digital Marketing là chiến lược hoàn thành các mục tiêu Marketing thông qua các hoạt động Marketing trên môi trường kỹ thuật số như mạng xã hội hay thanh tìm kiếm.
Các kế hoạch sẽ chỉ rõ các chiến lược Digital Marketing và các kênh kỹ thuật số sẽ được sử dụng để tiếp cận và tương tác với khách hàng trong môi trường trực tuyến cùng với chi phí đầu tư vào các kênh và chiến lược này.
Chiến lược Digital Marketing
Chiến lược là phương tiện quan trọng để các doanh nghiệp vạch ra được những bước đi của mình, mục tiêu chiến lược cao hơn sẽ định hướng cho tất cả các hoạt động khác, tránh rơi vào vấn đề thực hiện nhiều nhưng không đạt được hiệu quả.
Thông qua chiến lược, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu, đối tượng khách hàng hướng đến thường tương tác với kênh nào. Hãy chắc rằng chi phí bỏ ra mang lại sự tăng trưởng, hiệu quả tiếp cận và lợi nhuận tốt nhất có thể. Bởi không phải số liệu nào tăng cũng có thể mang lại tác động tốt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lược Digital Marketing
Một chiến lược hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng và phối hợp tối ưu đến từ tất cả các khâu, bắt đầu từ nhận diện khách hàng mục tiêu sao cho chính xác, đến cách truyền tải thông điệp sao cho hiệu quả và cuối cùng là kênh thực hiện cùng chi phí đầu tư cho chiến dịch.
Trước khi thực hiện một hoạt động nào, doanh nghiệp cần phải hiểu được đối tượng mình nhắm tới là ai. Đối tượng mục tiêu phải được nghiên cứu chi tiết, đảm bảo nội dung của chiến lược phù hợp và có thể chạm đến, từ đó thông điệp mới được thấu hiểu, mang lại độ tương tác cao.
Hãy đảm bảo doanh nghiệp hiểu về hành vi online của khách hàng, từ đó lựa chọn kênh để tiếp cận và tương tác với khách hàng sao cho hiệu quả nhất.
Xác định khách hàng mục tiêu là hoạt động rất quan trọng
Từ khóa là phương tiện góp phần đảm bảo nội dung và thông tin doanh nghiệp cung cấp sẽ truyền tải đến được đúng đối tượng mục tiêu thông qua mức độ tiếp cận rộng của từ khóa. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm được từ khóa phù hợp, hiệu quả cho chiến lược digital marketing của mình.
Mở rộng số lượng từ khóa cũng mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng hơn. Từ khóa cũ sẽ không mang lại được nhiều chuyển đổi mới và traffic, thay vì tiêu tốn chi phí vào những từ khóa cũ với hiệu quả không cao, hãy tìm kiếm thêm nhiều từ khóa mới để tiết kiệm một phần chi phí quảng cáo.
Nghiên cứu thêm từ khóa mới
Trong thời đại mà smartphone chiếm ưu thế, hầu như mỗi người đều mang một chiếc smartphone trên tay thì mobile marketing dần trở thành lĩnh vực mà các doanh nghiệp cần quan tâm và đầu tư nghiêm túc hơn.
Giao diện Mobile có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển website, thiết kế, trải nghiệm người dùng, cách phát triển nội dung và hình thức quảng bá. Nếu nội dung trong chiến lược marketing không được tối ưu hóa cho giao diện mobile, thì khả năng cao doanh nghiệp sẽ đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng bởi sự bất tiện này.
Thiết kế giao diện phù hợp với từng thiết bị
Cần phải kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để quảng bá cho doanh nghiệp, website, sản phẩm và dịch vụ online của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Linh hoạt sử dụng các kênh Marketing
Khách hàng tiềm năng sẽ không thể trở thành khách hàng thật của thương hiệu nếu chỉ tiếp xúc và hiểu biết với thương hiệu quá ít. Cần phải liên tục nhắc khách hàng nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp thông qua Remarketing. Bằng cách ghi dấu ấn lặp lại trong tâm trí khách hàng, ngay khi họ thực sự có nhu cầu, tên doanh nghiệp sẽ là điều đầu tiên họ nghĩ tới.
Remarketing giúp khách hàng nhớ về thương hiệu
CTA hay lời kêu gọi hành động càng mạnh mẽ và thuyết phục sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Doanh nghiệp có thể thể hiện CTA dưới nhiều hình thức khác nhau như nút, hình ảnh,…
Cần đảm bảo CTA của doanh nghiệp được xuất hiện tại một vị trí dễ tìm thấy, đồng thời đưa ra các lợi ích rõ ràng khiến khách hàng không thể từ chối mà click vào và đưa ra các hành động mà doanh nghiệp mong muốn.
CTA cần mạnh mẽ và thuyết phục
Lên một kế hoạch content phù hợp với chân dung khách hàng mục tiêu sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trong một chiến lược digital marketing của mỗi doanh nghiệp.
Tìm hiểu khách đối tượng mục tiêu sẽ bị thu hút tương tác bởi định dạng content nào: video, bài viết, infographic, ảnh,… Liệu phong cách hay giọng văn nào sẽ được khách hàng mục tiêu yêu thích và tìm hiểu.
Xây dựng kế hoạch content phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu
Một chiến dịch được triển khai đều phải mang lại những lợi ích nhất định, đối với chiến lược Digital Marketing thì tăng nhận diện thương hiệu và thu hút được nhiều contacts từ khách hàng để chuyển hóa thành doanh thu thực tế là nhiệm vụ cốt lõi cần phải đo lường.
Để xác định được mức độ hoàn thành mục tiêu, có thể đánh giá trên các yếu tố như: số mẫu về thực tế, kết quả chuyển đổi, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, lượng follow trên mạng xã hội,…
Đo lường hiệu quả chiến dịch là hoạt động quan trọng
Tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách của mình, các doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược Digital Marketing cụ thể khác nhau sao cho phù hợp. Chỉ cần lựa chọn được chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp cho dù nhỏ vẫn có thể thực hiện chiến lược tiếp thị kỹ thuật số có độ phủ sóng rộng trên nhiều kênh, tạo được lượng tiếp cận vô cùng lớn.
Có thể nói, công cụ tìm kiếm (SEO) có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt cho phép doanh nghiệp kéo được một lượng traffic lớn, thông qua đó tìm được lượng khách hàng đáng kể, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận tăng. Các thương hiệu nhỏ cũng có thể có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn thông qua việc xuất hiện trên top các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Cần lưu ý nội dung website phải có những từ khóa liên quan đến những gì doanh nghiệp đang kinh doanh và được khách hàng quan tâm nhiều. Đồng thời, hãy tạo những content mà khách hàng mục tiêu tìm kiếm, giúp trả lời trực tiếp cho các nhu cầu của họ.
SEO là chiến lược vô cùng phổ biến
Tiếp thị thông qua tìm kiếm địa phương là chiến lược Digital Marketing giúp website xuất hiện ở top đầu kết quả tìm kiếm của nhiều người trong khu vực của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể chủ động xác định và tiếp cận với nhiều đối tượng mục tiêu hơn tại một khu vực địa lý cụ thể, đặc biệt là khu vực mà doanh nghiệp hoạt động. Các Keyword có liên quan đến địa lý thường theo công thức như sau: “dịch vụ, sản phẩm + tại/ở + khu vực, vị trí địa lý”. Ví dụ cụ thể như: Công ty thiết kế tại Hà Nội, Trung tâm tiếng anh tại Đà Nẵng,…
SEO Local
Chiến lược tiếp thị nội dung là hoạt động cố định không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Một chiến lược Content Marketing tốt sẽ bước đầu thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó thúc đẩy hành vi và kích thích họ mua hàng.
Thông qua content, doanh nghiệp cung cấp thông tin về lĩnh vực hoạt động, khuyến mãi, giúp khách hàng giải quyết vấn đề và tác động đến quyết định mua hàng của họ.
Chiến lược Content Marketing
Social Media là các nền tảng được sử dụng để chia sẻ thông tin và giao tiếp trong môi trường Internet. Với mức độ phổ biến của mình, Social Media sẽ giúp các nhà quản lý, Marketer thu thập được dữ liệu về sở thích khách hàng, nhân khẩu học,… thông qua hành vi tương tác. Sau đó, bạn có thể sử dụng các dữ liệu này để phục vụ cho các hoạt động tiếp thị, bán hàng sau này.
Doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược Social Media một cách linh hoạt tùy thuộc vào loại hình kinh doanh để xây dựng thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội. Khả năng lan tỏa mạnh mẽ của mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu có được lượng tiếp cận đến từ cả những người dùng của chúng, từ đó thúc đẩy người dùng tìm kiếm thông tin của thương hiệu trên Google. Nhờ vậy, Google sẽ càng dễ nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp hơn.
Chiến lược Social Media
Đây là chiến lược Digital Marketing vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp khi góp phần tạo dựng một danh sách các khách hàng tiềm năng, quan tâm đến doanh nghiệp để có thể tiếp cận tốt hơn.
Tiếp thị Email bao gồm tạo traffic vào website thông qua các email và bản tin được gửi trực tiếp đến đối tượng mục tiêu. Các nội dung của email có thể là khóa học, tài liệu, khuyến mãi, phần mềm miễn phí,…
Email Marketing
Các nội dung được chia sẻ trên cộng đồng thường được đón nhận nhiệt tình hơn bởi giá trị hữu ích và tính uy tín mà nó mang lại. Cần lưu ý một số điều sau khi triển khai chiến dịch Digital Marketing trên các trang này:
Triển khai chiến lược Digital Marketing tại Forum cần lưu ý kỹ càng
Nếu có khả năng, doanh nghiệp nên triển khai Paid Ads để có thể thu được hiệu quả tức thì ở mức độ cao hơn.
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, phương thức triển khai chiến dịch Digital Marketing sẽ có sự khác biệt. Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ, tránh đầu tư vô ích, mù quáng vào các Ads không chắc chắn về mức độ thành công.
Cần cân nhắc trước khi triển khai Paid Ads
Một chiến lược tổng thể tốt sẽ giúp doanh nghiệp triển khai được hoạt động Digital Marketing có hiệu quả cao. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho các doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về chiến lược Digital Marketing và áp dụng chúng một cách hiệu quả.
Thông tin liên hệ: Đơn vị tư vấn chiến lược tổng thể thương hiệu và truyền thông iBrand
Địa chỉ:
Điện Thoại: 0904.939.979
Email: info@ibrand.com.vn
Website: ibrand.com.vn
Mong muốn của bạn sẽ được giải quyết bằng phương án sáng tạo và thực tiễn nhất.